Site icon Tạp chí đầu tư

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và những ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung

Trên thực tế, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn đang diễn ra ngày một gay gắt và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo đánh giá của các chuyên gia, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã gây tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam…

Những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến Việt Nam

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chính thức bắt đầu từ ngày 22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ.  Đáp trả hành động đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ vào ngày 2/4/2018… Kể từ đó, căng thẳng kinh tế giữa 2 cường quốc trên thế giới diễn ra ngày một gay gắt, kéo theo sự tác động đến với nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. ,

Các chuyên gia kinh tế nhận định, trong giai đoạn kinh tế toàn cầu dần bước vào thời kỳ suy giảm do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở rộng với những thách thức mới. Không nằm ngoài quy luật của thị trường kinh tế, những bất ổn trong vấn đề thương mại quốc tế chắc chắn sẽ kéo theo những bất ổn trên thị trường quốc tế, gây tác động không nhỏ tới thị trường kinh tế vĩ mô.

Theo kết quả phân tích định lượng từ mô hình kinh tế lượng toàn cầu của NCIF, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động tiêu cực do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung trong tương lai. Tác động tiêu cực đó sẽ bắt đầu lan tỏa  từ thương mại sang sản xuất, lũy tiến theo từng năm.  Đỉnh điểm của tác động tiêu cực được dự báo sẽ diễn ra trong giai đoạn  2020 – 2022. Chiến tranh thương mại Trung Quốc sẽ tác động cơ bản đến nền kinh tế Việt Nam qua những phương diện sau:

Tác động mạnh đến quá trình xuất nhập khẩu Việt Nam

Xét về mặt quan hệ thương mại, Việt Nam có mối quan hệ sâu rộng đối với Mỹ và Trung Quốc. Theo thống kê của NCIF, thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam chịu tác động mạnh ngày một tăng dần tới thời gian 2020-2022 và bắt đầu giảm dần sau đó. Trong năm 2020, sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu  sẽ giảm 0,74% Mức độ ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh thương mại tới kinh tế Việt Nam sẽ còn lớn hơn trong kịch bản Mỹ đánh thuế đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thế nhưng, khi các mặt hàng sản xuất từ Trung Quốc bị đánh thuế cao, Việt NAm sẽ có cơ hội mở rộng quá trình xuất khẩu các sản phẩm tương tự sang Mỹ. Đây là cơ hội có một không hai thúc đẩy sức cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường Mỹ của Việt Nam. Đối với giai đoạn trung hạn, Việt Nam được dự báo sẽ bắt đầu xu hướng dịch chuyển các công ty xuyên quốc gia từ Trung Quốc đến Việt Nam. Để phát triển từ cơ hội thuận lợi này, Việt Nam cần có khoảng thời thích nghi với điều kiện kinh tế mới, tạo bàn đạp phát triển trong tương lai.

Tác động đến thị trường tài chính Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phụ thuộc chủ yếu vào quá trình xuất khẩu, vì thế thường có sự nhạy cảm nhất định với các động thái gây ảnh hưởng đến thương mại. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Ngân hàng BIDV, Việt Nam đã bị đưa vào top 21 quốc gia nằm trong  quá trình theo dõi của Mỹ, có khả năng cao sẽ chuyển sang nhóm các quốc gia thao túng tiền tệ trong tương lai. Cán cân thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đã chạm ngưỡng giá trị thặng dư lên đến 20 tỷ đồng,  cán cân vãng lai có giá trị thặng dư đạt mức 2% GDP.

Mỹ luôn quan tâm tới các hành động can thiệp một chiều vào thị trường ngoại hối qua quá trình mua ròng ngoại tệ của nhà nước đã đạt đến 1,7 GDP – trở thành mối rủi ro lớn của Việt Nam trong sự rà soát của Mỹ.

Không những thế, mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam  đã và đang đứng trước những cơn sóng thách thức khi Trung Quốc  phá giá đồng nội tệ nhằm bảo vệ giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đây là vấn đề lớn gây áp lực lên tỷ giá của Việt Nam, phát sinh ra lạm phát, gây tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán, khiến nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam dần mất đi sự thăng bằng.

Tác động tới đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là điểm đầu tư hấp dẫn thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây. Trong 9 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp đổ vào Việt Nam đạt đến 14,2 tỷ USD. Việt Nam cũng đã chính thức phê dueejt  2.759 dự án cấp phép với số vốn đăng ký đạt hơn 10,9 tỷ USD.

Bên cạnh đó, 1.037 lượt dự án được cấp phép trong các giai đoạn trước đã đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng số vốn vốn tăng tới 4.789,8 triệu USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 9 tháng năm nay đạt hơn 15,7 tỷ USD, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2018 với sự đầu tư mạnh của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.

Phương hướng, giải pháp trong tương lai

Để giảm những rủi ro từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, cơ quan chính phủ cần thực hiện những biện pháp nghiêm ngặt đối với hệ thống quản lý và các doanh nghiệp.

Đối với các cơ quan quản lý, cần minh bạch rà soát lại những quy định cấp trên đưa ra, chủ động đề xuất các biện pháp bảo vệ hàng hóa, nghiên cứu kỹ hệ thống hàng hóa của Trung Quốc tới Việt Nam, theo dõi sát sao các hoạt động của Ngân hàng và chủ động đối phó trong trường hợp xấu nhất có thể,…

Đối với các doanh nghiệp, cần có sự đồng hành với Đảng và Nhà nước Việt Nam để đối phó với những tác động tiêu cực ảnh hưởng từ cuộc chiến. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu sâu những quy định mới của Mỹ, tích cực khai thác các lợi ích đã ký kết, sản xuất hệ thống hàng hóa đa dạng, …tạo tiền đề phát triển cho kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Chính vì thế, Việt Nam cần nhanh chóng đề xuất và thực hiện những biện pháp để bảo toàn nền kinh tế của đất nước.

Exit mobile version