Kế toán thuế là vị trí không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp và công ty. Vậy họ là ai? Họ phải làm những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Những công việc của kế toán thuế

Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là chức vụ không thể thiếu trong doanh nghiệp, phụ trách toàn bộ công việc trong việc kê khai và thông báo thuế trong doanh nghiệp với nhà nước. Kế toán thuế có nhiệm vụ 2 chiều, vừa là để nhà nước quản lý doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay, vừa là để doanh ngiệp có  thể thực hiện báo cáo thuế một cách rõ ràng, minh bạch, làm cơ sở chắc chắn cho các hoạt động kinh doanh. 

Những việc cần làm của kế toán thuế 

Công việc của một nhân viên kế toán thuế có thể nói là khá lớn, được phân chia cụ thể theo hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Cụ thể: 

  • Đối với công việc hàng ngày

+ Hạch toán hóa đơn: Qua đây, họ sẽ có cái nhìn tổng quan về những công việc tài chính của doanh nghiệp như số lượng hàng xuất – nhập, khấu hao chi phí sản xuất, từ đó dễ dàng theo dõi công nợ và tiến hành thu hồi nợ đúng hạn. 

+ Nộp thuế đúng hạn 

+ Kiểm tra hóa đơn, từ đó theo dõi các khoản tiền lưu động, đồng thời có thể điều chỉnh hóa đơn GTGT khi có sai lệch

+ Lưu trữ hóa đơn

  • Đối với công việc hàng tháng

+ Tùy vào doanh thu của doanh nghiệp mà KTT sẽ phải thực hiện kê khai thuế theo các mức khác nhau. Hiện nay theo quy định của nhà nước, đối với doanh nghiệp có phát sinh số thuế TNDN từ 50 triệu trở lên, sẽ kê khai thuế TNDN, còn với các doanh nghiệp có doanh thu từ 50 tỷ trở lên, kế toán thuế kê khai thuế GTGT.

+ Thực hiện trích khấu hao tài sản định kỳ 

+ Theo dõi và tiến hàng làm hợp đồng lao động kèm mã số thuế cho nhân viên mới. 

  • Đối với công việc hàng quý

+ Lập tờ khai thuế dựa vào mức doanh thu của doanh nghiệp

+ Theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.

  • Đối với công việc hàng năm 

+ Trong những tháng đầu năm, đặc biệt là giai đoạn từ 01/1 – 31/1, người làm kế toán thuế bắt buộc phải hoàn thành thuế môn bài. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi số vốn điều lệ khác với thời điểm thuế trước đó, kế toán sẽ lập lại tời khai thuế và hoàn thành khoản mức cho năm sau.

+ Vào thời điểm cuối năm, kế toán thuế cần khẩn trương ra soát lại số liệu trong 1 năm vừa rồi để đảm bảo tính trùng khớp và chính xác tuyệt đối, đồng thời giải quyết hoàn toàn các công việc tồn đọng. Tổng hợp tất cả thành bộ báo cáo tài chính và nộp trong thời hạn 90 ngày. 

+ Bên cạnh đó, các sổ sách, giấy tờ kế toán cho cả 1 năm cũng cần phải được sao in cẩn thận và lưu trữ.

Một số kinh nghiệm khi làm kế toán thuế

Tính toán, ghi chép số liệu công ty

Lưu ý đầu tiên cho các bạn đang đang chuẩn bị bước vào công việc này chính là mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp mới thành lập). Vì hiện tại hầu hết các hóa đơn, phí thuế đều được yêu cầu nộp điện tử. Vì vậy đây là công việc cần thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, KTT nên lưu ý lựa chọn những ngân hàng có phân bổ nhiều chi nhánh và càng gần doanh nghiệp thì càng tốt để có thể hỗ trợ tối ưu nhất cho các công việc giao dịch sau này. 

Ngoài ra, khi viết các giá đơn GTGT, KTT cần phải nắm chắc thông tin doanh nghiệp, ví dụ như tên công ty, địa chỉ công ty, mã số thuế theo giấy phép đăng ký kinh doanh và người đại diện pháp luật để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.

Đặc biệt, khi bạn đang muốn vào làm tại doanh nghiệp đã và đang hoạt động, việc liên lạc và trao đổi với kế toán thuế cũ là điều cực kỳ quan trọng. Không giống như khi làm việc cho doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đã hoạt động sẽ thường phát sinh rất nhiều vấn đề kế toán thuế phức tạp, thậm chí là những điểm sai do người trước để lại. Nên việc trao đổi trực tiếp với kế toán thuế cũ sẽ giúp bạn nắm bắt công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bài viết đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về công việc kế toán thuế. Nhìn chung, đây là một công việc vất vả và đòi hỏi sự cẩn trọng một cách tuyệt đối, tuy nhiên, nếu chinh phục được nó, bạn sẽ có cho mình không chỉ một mức lương hậu hĩnh mà còn là những kinh nghiệm kế toán không phải ai cũng có, là bước đệm hoàn hảo cho sự nghiệp sau này.