Mạng Internet dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Vậy Luật An ninh mạng ra đời với mục đích gì và có những điểm nào người dùng cần đặc biệt lưu ý? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về Luật An ninh mạng là trách nhiệm của mọi công dân

Tìm hiểu về Luật An ninh mạng là trách nhiệm của mọi công dân

Luật an ninh mạng là gì? 

Luật an ninh mạng là một trong những luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và chính thức  có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019, trong phạm vi lãnh thổ đất nước Việt Nam. Theo đó, đây là bộ luật quy định các điều khoản đăc biệt, liên quan trực tiếp đến vấn đề sử dụng và đăng tải các nội dung trên mạng Interntet, qua đó có thể kiểm soát tốt hơn những thông tin được tiếp cận trực tiếp đến người dân Việt Nam, cũng như bảo đảm quyền, nghĩa vụ cho công dân. 

Cụ thể, luật An ninh mạng sẽ kiểm soát gắt gao 2 luồng thông tin: Hệ thống thông tin quan trọng và Hệ thống thông tin không quan trọng. Trong đó, hệ thống thông tin quan trọng sẽ được kiểm soát thường xuyên và liên tục bởi các cơ quan có thẩm quyền, và hệ thống này chỉ được đưa vào áp dụng khi đã có đầy đủ các yếu tố đáp ứng tối đa những điều kiện an toàn của luật an ninh mạng. Còn lại, hệ thống thông tin không quan trọng sẽ có chu trình kiểm tra ít thường xuyên hơn bởi lực lượng đặc nhiệm an ninh mạng. Lực lượng này trước khi tiến hành kiểm tra sẽ gửi văn bản thông báo ít nhất trước 12 giờ cho ban quản trị thông tin. Trong đó, các hệ thống cần kiểm tra bao gồm: phần mềm, phần cứng, thiết bị kỹ thuật số, dữ liệu được lưu trữ, xử lý và chuyển giao trong hệ thống và cuối cùng là phương pháp bảo vệ bí mật nhà nước. 

Những điểm người dùng cần lưu ý

Luật An ninh mạng tác động như thế nào đến người dùng?

Luật An ninh mạng tác động như thế nào đến người dùng?

Phạm vi kiểm soát của luật An ninh mạng khá rộng, tuy nhiên dưới đây là những điểm nổi bật nhất mà luật An ninh mạng cấm các cá nhân, tổ chức khi sử dụng mạng bao gồm: 

  • Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục hoặc có bất cứ hành vi nào liên quan đến việc chống phá Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, làm sai lệch và tuyên truyền những thông tin không đúng về cách mạng Việt Nam, làm chia rẽ đoàn kết dân tộc, ly tán và thù hằn tôn giáo, phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc.
  • Tung thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, gây nên những tổn thất cho cá nhân, tổ chức, người thi hành công vụ, xâm phạm nghiêm trọng đời tư cá nhân công dân hoặc tổn hại danh dự công dân, tổ chức, cơ quan; kích động người khác phạm tội. 
  • Tuyên truyền, thực hiện các hoạt động trái pháp luật, bao gồm mại dâm, buôn bán chất cấm, mua bán người; đi ngược lại thuần phong mỹ tục, trái đạo lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe cộng đồng. 
  •  Sử dụng, tuyên truyền sử dụng các công cụ, phương tiện, phần mềm có dấu hiệu cản trở và gây nhiễu hoạt động bảo vệ An ninh mạng của các cơ quan có thẩm quyền, xâm nhập trái phép và phát tán các chương trình độc hại, xâm nhập quyền riêng tư cá nhân của bất kỳ công dân, tổ chức, cơ quan thông qua mạng Internet. 
  • Tuyền truyền, thực hiện các hành vi chống lại lực lượng An ninh mạng, gây khó khăn trong công tác làm việc, làm vô hiệu hóa hoặc làm mất tác dụng của các biện pháp bảo vệ luật An ninh mạng.
  • Lợi dụng Luật An ninh mạng để tiến hành xâm phạm đời tư cá nhân, chủ quyền và lợi ích quốc gia của dân tộc. 
  • Thông qua mạng để thực hiện các hành vi làm lộ bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh hoặc bí mật cá nhân, nhằm gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Luật An ninh mạng dù mới được đưa vào thi hành không lâu nhưng đã có những ảnh hưởng nhất định trên toàn xã hội, có thể bước đầu sẽ làm thay đổi một số chính sách của các cơ quan cung cấp mạng đối với sự riêng tư của người sử dụng. Vì vậy, tìm hiểu rõ luật An ninh mạng chính là cách hiệu quả nhất để các cá nhân, tổ chức, cơ quan xác định rõ ràng những biệu hiện và tư tưởng, tránh vi phạm những lỗi không đáng có.