Site icon Tạp chí đầu tư

Top 10 người giàu nhất Việt Nam

Kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc trong những năm gần đây không chỉ nhờ những chính sách linh hoạt, nhạy bén của chính phủ mà còn là công lao to lớn của các thương nhân, doanh nhân thành đạt. 

 

 

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Với tổng số giá trị ròng lên tới 4.2 tỷ đô la Mỹ, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã ghi tên mình vào đầu danh sách Top 10 những người giàu nhất Việt Nam. Nổi tiếng với vai trò chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup với quy mô rộng khắp trên mọi lĩnh vực, ít ai biết được rằng ông đã từng có thời gian khởi nghiệp khó khăn tại Ukraine cùng vợ ở một nhà hàng Việt Nam. 

 

 

CEO Vietjet Air – Nguyễn Thị Phương Thảo

Bắt đầu sự nghiệp với học bổng tới Moscow, CEO Nguyễn Thị Phương Thảo đã khởi nghiệp bằng việc kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng giữa các nước như Liên Xô – Nhật Bản, Hàn Quốc – Hồng Kông và đã kiếm được 1 triệu đô la đầu tiên ở tuổi 21. 

Sau đó không lâu, bà đã về đầu quân cho hãng hàng không Vietjet Air và nhanh chóng nằm trong Top 2 người giàu nhất Việt Nam với giá trị ròng đạt 2,3 tỷ USD. Không những thế, bà còn là nữ tỷ phú tự lập đầu tiên ở Đông Nam Á và là lọt top 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới do Forbes bình chọn. 

 

 

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương

Bước ra từ khoa Kỹ sư cơ khí – Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, ông đã từng trải qua nhiều năm làm tại các vị trí khác nhau như quản đốc xưởng sửa chữa nhà máy đại tu, quản đốc xưởng sửa chữa – xí nghiệp cơ khí.

Đến năm 2007, ông trở thành CHủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty trách nhiện hữu hạn ô tô Trường Hải. Trong suốt quá trình hoạt động sự nghiệp của mình, không chỉ gây bất ngờ về khối tài sản khổng lồ, ông còn khiến nhiều người nể phục vì các thành tựu đáng quý như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích Hoạt động Phong trào Doanh nhân trẻ Việt Nam, Huân Chương Lao động hạng Nhì, Giải thưởng doanh nhân Việt Nam xuất sắc tiêu biểu 5 năm liền,…

 

 

Chủ tịch Techcombank – Hồ Tùng Anh

Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư điện tử tại Ukraina, Hồ Tùng Anh bắt đầu khởi nghiệp tại Nga với vị trí đánh dấu sự nghiệp của ông là Giám đốc Công ty SANMEX Cộng hòa Liên bang Nga. Trước khi nắm giữ vai trò chính yếu trong Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), ông từng đóng góp rất nhiều công sức cho sự phát triển của Masan và được nhiều chuyên gia đánh giá là có mối quan hệ “kinh danh thân thiết, có mối quan hệ đan xen” với chủ tịch Masan thời điểm hiện tại là ông Nguyễn Đăng Quang. 

 

 

Chủ tịch tập đoàn FLC – Trịnh Văn Quyết

FLC dưới sự điều hành của chủ tịch Nguyễn Văn Quyết đã trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng trước khi bén duyên với bất động sản, ông đã từng là tay buôn điện thoại cũ có tiếng, và đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ông được thành công như hiện nay. 

Tuy mới đặt chân ở lĩnh vực bất động sản không lâu, nhưng ông đã được đánh giá như một đối thủ “nặng ký” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho vị trí số 1 trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán. 

 

 

Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát – Trần Đình Long

Vua thép Việt Nam – chủ tịch tập đoàn Hòa Phát trước khi đạt được đến thành công vang dội như ngày hôm nay đã từng có một tuổi thơ khốn khó. Nhưng chính hoàn cảnh khắc nghiệt hòa trộn với bản lĩnh rắn rỏi, “nói ít làm nhiều” đã khiến ông trở nên khác biệt và thành công vang dội.

Khởi nhiệp với công ty thiết bị buôn bán phụ tùng, ông và các cộng sự của mình đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Sau 8 năm bôn ba với khắp các mặt hàng đa dạng, mãi cho đến giai đoạn 2000, thép xây dựng mới có mặt trong danh sách đồ buôn bán và 7 năm sau đó, Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời, khẳng định cho sự tài giỏi, nhanh nhẹn và những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông.

 

 

Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup – Phạm Thúy Hằng

Không chỉ là một trong những nữ tướng của tập đoàn Vingroup với những đóng góp vô cùng nổi bật, bà còn là một trong những người sát cạnh cận kề và có những giúp đỡ không nhỏ đối với tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong những ngày đầu về nước. 

Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ, Phạm Thúy Hằng và chồng của mình đều giữ những chức vụ quan trọng trong HĐQT tập đoàn. Tuy nhiên, bà là người khá kín tiến trước truyền thông, và mọi thông tin, hình ảnh của bà đều vô cùng hạn chế. 

 

 

Chủ tịch tập đoàn Masan Group – Nguyễn Đăng Quang

Vốn là một tiến sỹ hạt nhân vô cùng xuất sắc tại khu vực Đông Âu, ông Nguyễn Đăng Quang bén duyên với kinh doanh mỳ gói cho người Việt tại Nga. Vì thế mà ngay từ những năm 90, ông đã thành lập và điều hành hệu quả Mansan Rus Trading tại Nga – tiền thần của Tập đoàn Masan ngày nay.

Sau khi về Việt Nam và cho ra hàng loạt các thương hiệu gia vị đình đám như Chinsu, ông ấp ủ dự định tấn công sang các thị trường màu mỡ hơn trong khu vực như Thái Lan, Singapore,…

Đáng chú ý, ngàu 18 tháng 2 năm 2020, ông đã chính thức trở thành chủ tịch VinCommerce, sát nhập Masan cùng Vinmart+, trở thành hệ thống bán lẻ lớn nhất trên thị trường Việt Nam. 

 

 

Ông Đoàn Nguyên Đức

Sau bốn lần thất bại trước cánh cổng đại học, ông Đoàn Nguyên Đức đã bắt tay gây dựng một doanh nghiệp nhỏ, chuyên sản xuất và thiết kế các loại bàn ghế cho học sinh, sinh viên. Mãi cho đến năm 2006, ông bắt đầu thành lập Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai và tham gia mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực như khoáng sản, thủy điện, cao su và đặc biệt là bóng đá.

Được biết đến với biệt danh “bầu Đức”, ông đã đưa đội bóng Hoàng Anh  Gia Lai đạt nhiều thành công vang dội, cùng với đó là ghi tên mình vào danh sách top 10 những người giàu nhất Việt Nam. 

 

 

Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới di động – Nguyễn Đức Tài

Với quan niệm “CEO giỏi cần có chữ tín và sự thành tâm”, ông Nguyễn Đức Tài đã đưa Thế giới di động trở thành một trong những thương hiệu bán lẻ điện thoại hàng đầu Việt Nam.

 Dù trải qua nhiều thất bại và khởi đầu vô cùng gian nan, ông và các cộng sự của mình đã không nản lòng, quyết tâm xây dựng nên một thương hiệu xứng tầm. Và mọi công sức của ông đã được đền đáp xứng đáng vì cho đến nay, Thế giới di động đã có mặt trên toàn quốc với hơn 1000 cửa hàng bán lẻ, chiếm đến 50% thị phần của ngành hàng di động Việt Nam. 

 

 

 

Exit mobile version